Nettruyen Ngôn Tình

Trong các ngày 19 và 20.10, tại Đà Nẵng,Bộ GD- ty le world cup

【ty le world cup】Gỡ khó cho tự chủ ĐH trong 'mạng nhện' chính sách

Trong các ngày 19 và 20.10,ỡkhóchotựchủĐHtrongmạngnhệnchínhsáty le world cup tại Đà Nẵng, Bộ GD-ĐT tổ chức một số cuộc hội thảo lấy ý kiến góp ý cho việc xây dựng dự thảo đề án tự chủ ĐH ở VN giai đoạn 2024 - 2030.

Gỡ khó cho tự chủ ĐH trong 'mạng nhện' chính sách  - Ảnh 1.

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Hoàng Minh Sơn (phải) chủ trì hội thảo tại Đà Nẵng về việc góp ý để hoàn thiện dự thảo đề án tự chủ ĐH ở VN giai đoạn 2024 - 2030

VĂN MẠNH

Theo ông Hoàng Minh Sơn, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT, các trường ĐH và các chuyên gia cũng như Bộ GD-ĐT có trách nhiệm để xã hội nhận thấy nếu không thay đổi thì những khó khăn đang gặp phải là nguy cơ cho chiến lược phát triển của đất nước. Phát triển nguồn lực chất lượng cao, phát triển khoa học công nghệ, phát triển kinh tế số, kinh tế xanh, rồi trở thành đất nước có thu nhập trung bình cao năm 2030…, tất cả các mục tiêu đó có nguy cơ không đạt được nếu GD ĐH không thay đổi. Cho nên nội dung đề án phải chỉ ra những "điểm nghẽn" thực sự mà nếu không thay đổi thì sẽ dẫn đến hậu quả. Khi phát hiện được rồi, việc còn lại là tìm giải pháp giải quyết đúng cái "điểm nghẽn" đó thì cũng không quá khó.

NHIỀU VƯỚNG MẮC TRONG PHÂN CHIA QUYỀN HẠN

Theo GS Nguyễn Quý Thanh, Hiệu trưởng Trường ĐH Giáo dục, ĐH Quốc gia Hà Nội, xung quanh các nội dung liên quan tới vấn đề hội đồng trường (HĐT), cần phải xác định vấn đề gốc khi tự chủ là quá trình phân quyền. Phải xác định việc phân quyền đó lấy ở đâu. Nếu phân quyền mà không xác định được quyền đó lấy ở đâu thì sẽ có chuyện tranh chấp quyền lực trong nội bộ của một tổ chức, từ đó dẫn đến xung đột, mà trên thực tế một số đơn vị đã vướng phải.

GS Thanh lưu ý quyền hạn của HĐT phải lấy từ sự ủy thác từ cơ quan quản lý, nhưng lại chịu sự phụ thuộc rất nhiều vào các cơ quan quản lý. "Nếu chúng ta ủy thác mạnh hơn cho HĐT thì HĐT mới thực quyền. Thành viên HĐT phải là những người có thực quyền chứ không chỉ là đại diện theo kiểu mặt trận cho đầy đủ các thành phần như khi vận hành. Nó sẽ diễn ra sự tranh chấp quyền lực trong HĐT và ban giám hiệu", GS Thanh nói.

Gỡ khó cho tự chủ ĐH trong 'mạng nhện' chính sách - Ảnh 2.

Hiệu trưởng, lãnh đạo các trường ĐH trong phiên họp toàn thể Hội đồng hiệu trưởng các trường ĐH tại TP.HCM. Cần giải quyết những vướng mắc về quyền hạn giữa chủ tịch HĐT và hiệu trưởng.

ẢNH MINH HỌA: NHẬT THỊNH

Vẫn theo GS Thanh, nguyên tắc quản lý phân quyền là quyền lực nhà nước các lĩnh vực khác nhau giao cho các bộ ngành khác nhau, quyền lực đó được chuyển vào các tổ chức đệm như HĐT. Hiện nay HĐT không được ủy thác các quyền lực của các cơ quan quản lý nhà nước liên quan mà đang sử dụng một số phần quyền lực của Đảng ủy và một số quyền lực của ban giám hiệu. "Cái bánh quyền lực (xin được tạm gọi như thế) trước đây vốn dĩ đã nhỏ vì phân quyền chưa đủ mạnh, giờ đây có sự tranh chấp về quyền liên quan tới quyền quyết định nên dẫn tới các câu chuyện khác về vấn đề quyền lợi", GS Thanh chia sẻ.

Tuy nhiên, PGS Phạm Ngọc Thạch, Chủ tịch HĐT ĐH Hà Nội, cho rằng chủ tịch HĐT và các thành viên cốt cán HĐT cần phải có quan điểm rõ ràng: HĐT vai trò quản trị, đừng đòi tham gia việc quản lý. "Nhiều lúc chỉ vì chủ tịch HĐT muốn tham gia vào công tác quản lý của trường, một số việc đáng lẽ giao cho hiệu trưởng, ví dụ bổ nhiệm một trưởng phòng hay trưởng khoa, HĐT giao cho hiệu trưởng bổ nhiệm theo nguyên tắc của Đảng về công tác cán bộ, thì sẽ giải quyết được những vướng mắc khó khăn trong mối quan hệ giữa HĐT và ban giám hiệu hiện nay", ông Thạch nêu vấn đề.

Gỡ khó cho tự chủ ĐH trong 'mạng nhện' chính sách - Ảnh 3.

Mục tiêu của đề án tự chủ ĐH ở VN giai đoạn 2024 - 2030 là phải tạo ra nguồn lực cho các trường ĐH phát triển

ĐÀO NGỌC THẠCH


PHẢI TẠO RA NGUỒN LỰC CHO CÁC TRƯỜNG ĐH PHÁT TRIỂN

Theo GS Phạm Hồng Quang, Chủ tịch HĐT ĐH Thái Nguyên, trong 3 quyền tự chủ (tài chính, bộ máy, học thuật) thì đề án cần cố gắng làm rõ: tài chính và bộ máy là phương tiện để đạt đến cái cuối cùng là tự do sáng tạo, tự do học thuật, cống hiến của ĐH với đất nước. Từ đây giải tỏa cách suy nghĩ cho một số bộ ngành có liên quan tới việc quản lý tiền, để họ hiểu rằng nếu hai vấn đề tài chính và tổ chức - bộ máy thông thoáng được thì trường ĐH đủ sức tồn tại.

Hành động rất cụ thể là có thể cho các hiệu trưởng vay một khoản tiền "ra tấm ra món" vào đầu nhiệm kỳ, để họ có thể làm được việc trong nhiệm kỳ của mình. "Mở đầu nhiệm kỳ thì hiệu trưởng cùng với HĐT suy nghĩ để cùng nhau xem cần phải làm được gì. Hiện nay trường ĐH chỉ tích lũy được vài chục hay vài trăm tỉ đồng, được năm nào chi năm đó, cuối cùng hết mất. Nếu nhà nước cho hiệu trưởng vay tiền để hiệu trưởng có được một nguồn lực tài chính lớn thì rất tốt", GS Quang đề xuất. Nhưng GS Quang cũng lưu ý: "Trong một hệ thống mạng nhện về chính sách thì con đường đi bằng việc soạn một đề án như thế này là ổn, nhưng sớm hay muộn cũng phải sửa luật GD ĐH".

Theo GS Nguyễn Đình Đức, Chủ tịch HĐT ĐH Công nghệ, ĐH Quốc gia Hà Nội, sở dĩ Chính phủ cho tự chủ là bởi các trường thiếu nguồn lực. Cho nên mục tiêu của đề án này là phải tạo ra nguồn lực cho các trường ĐH phát triển. "Nguồn lực thứ nhất là tiền. Tiền nhà nước không cấp. Để có nguồn lực tiền thì phải được tự quyết định học phí. Trường ĐH Công nghệ tự chủ rồi, nhà nước không cấp rồi, nhưng học phí không tăng, trong khi đó đào tạo tốt. Trường khác được thu 60 triệu, Trường ĐH Công nghệ chỉ được thu 20 triệu là bất công", GS Đức bày tỏ.

TỰ CHỦ TRONG TÌNH TRẠNG 'NÉM ĐÁ DÒ ĐƯỜNG'

PGS Nguyễn Ngọc Vũ, Giám đốc ĐH Đà Nẵng, cho rằng một trong những vướng mắc lớn nhất là hệ thống chưa đồng bộ, chưa nhất quán. Các trường tham gia tự chủ hiện nay cứ như là "ném đá dò đường". Chính sách thuế với các trường tự chủ đến giờ cũng không biết có gì hay không! Bên cạnh các lĩnh vực được tự chủ mạnh mẽ thì một số lĩnh vực, đặc biệt là về tự chủ học phí đang vướng. Trường ĐH vừa được tự chủ xong thì bị cắt ngân sách, nhưng học phí mấy năm vừa rồi không cho tăng. "Đã cắt ngân sách thì phải cho tự chủ về học phí", PGS Vũ bức xúc.

Gỡ khó cho tự chủ ĐH trong 'mạng nhện' chính sách - Ảnh 4.

Theo đại diện các trường ĐH, bên cạnh các lĩnh vực được tự chủ mạnh mẽ thì một số lĩnh vực, đặc biệt là về tự chủ học phí đang vướng

ĐÀO NGỌC THẠCH

TS Hoàng Xuân Hiệp, Hiệu trưởng Trường ĐH Công nghiệp dệt may Hà Nội, nhất trí cao với ý kiến của PGS Vũ khi nói về chính sách thuế chưa rõ ràng. Vì chưa rõ ràng mà khi cơ quan thuế vào thanh kiểm tra ở đơn vị nào thì đơn vị đó chịu hậu quả tương đối nặng. Trong giai đoạn 2019 - 2022, do bị Covid-19, các trường đều rất khó khăn, đồng thời rất lo lắng vì chưa biết tương lai thế nào. Vì thế mà mỗi trường đều phải "thắt lưng buộc bụng" mỗi năm để lại một chút dành cho các năm sau, nhằm phòng chống rủi ro. Nhưng cái phần phòng chống rủi ro đó đã bị truy thu thuế.

"Một bất cập khác, khi thuế vào kiểm tra thì đã đề xuất thu thuế 2% với khoản học phí mà trường không thể hạch toán được theo kiểu lấy doanh thu trừ chi phí. Học phí chiếm 80 - 90% nguồn thu của các trường nói chung. Nếu giờ nhà nước thu thuế 2% thì thực chất nhà trường phải thu của người học. Trong khi đó, nhà nước không có chủ trương thu thuế của người học khi nộp cho các trường", TS Hiệp cho biết. 

Điểm nghẽn về chính sách cơ chế tài chính

Theo ông Hoàng Minh Sơn, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT, một trong những điểm nghẽn trong tự chủ ĐH hiện nay là chính sách cơ chế tài chính. Đây là quan điểm đầu tư và đầu tư cho phát triển. Đầu tư cho phát triển thì nhà nước phải đầu tư, cũng như xã hội đầu tư thế nào để mang hiệu quả cao nhất, chứ không phải là cơ chế cào bằng.

Các trường không mong muốn việc để có mức tự chủ tài chính cao lại bị cắt kinh phí, bị hàng loạt thiệt thòi đi kèm theo như chính sách thuế, tiền sử dụng đất… Nó là sự bất công khi trường ĐH tự chủ, nhà nước không phải cấp chi thường xuyên nữa, nhưng lại phải trả rất nhiều thuế, không được ưu đãi nữa hoặc phải chịu nhiều cái thiệt thòi khác.

Do đó, quan điểm của Bộ GD-ĐT là không phải tự chủ thì có thể dồn gánh nặng nguồn lực tài chính của ĐH cho học phí và không cần ngân sách nhà nước. Nguồn lực nhà nước vẫn đóng vai trò chủ đạo. Bởi vì nhà nước có lợi ích (lợi ích công). Người học cũng phải đầu tư. Nhưng nhà nước cũng phải đầu tư để mang lại lợi ích công. Chính Nghị quyết 29 đã khẳng định nhà nước đóng vai trò chủ đạo trong phát triển GD ĐH.

Du khách vui lòng để lại nhận xét:

© 2024. sitemap